BỆNH PHÂN TRẮNG Ở TÔM THẺ

ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ GÂY BỆNH PHÂN TRẮNG Ở TÔM THẺ (White feces syndrom-WFS)

Hội chứng phân trắng (WFS) là mối đe dọa lớn đối với ngành nuôi tôm kể từ năm 2010. WFS lần đầu tiên được báo cáo tại Thái Lan vào năm 2009 [S. Sriurairatana và CS]. Cho đến nay, các lý do cơ bản cho sự bùng phát của WFS vẫn chưa rõ ràng. Có nhiều nguyên nhân được đưa ra, tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến tôm bị WFS được các chuyên gia thống nhất là do sự liên kết của nhóm vi khuẩn Vibrio và nhóm ký sinh trùng ở gan EHP. Dưới đây chúng tôi tóm tắt một vài kết luận của một số nghiên cứu về bệnh phân trắng WFS trên tôm thẻ.

chế gây bệnh phân trắng có thể được giả định như sau: Vi bào tử ký sinh có mặt trong nguyên sinh chất của tế bào biểu mô ống gan tụy, chúng kí sinh trong các tế bào dự trữ. Ở điều kiện thích hợp, EHP gây bệnh cấp tính, các triệu chứng sảy ra gồm gây bong tróc tế bào biểu mô gan và phá hủy các loại tế bào này, qua đường tiêu hóa, các chất dự trữ trong gan bị chảy tràn ra ống gan và được thải vào ruột, từ đó gây hiện tượng phân trắng. Các biến đổi do loại vi bào tử trùng này cùng dạng với vi bào tử trên tôm sú bị bệnh phân trắng, được định danh là Enterocytozoon hepatopenaei [Tourtip và ctv., 2009]. Như vậy EHP ở trạng thái gây bệnh mãn tính làm tôm còi cọc, chậm lớn, phân đàn còn ở trạng thái cấp tính thì gây bệnh phân trắng, thường dẫn đến teo gan, ăn kém, ruột chỉ màu hồng và tôm bị xạm vỏ. Tuy nhiên một câu hỏi cần trả lời là yếu tố nào kích thích EHP chuyển từ trạng thái mãn tính sang cấp tính?

Nhóm vi khuẩn nào chiếm ưu thế trong hệ vi sinh đường ruột tôm bị nhiễm bệnh phân trắng? Nhiều nhóm khuẩn Vibrio được phân lập từ tôm nhiễm bệnh phân trắng [D. Hou và CS 2018; Jayasree và CS 2006; SA Mastan 2015 và CS]. Sự biến động thành phần hệ vi sinh đường ruột tôm cho thấy có sự suy giảm nhóm vi khuẩn sinh Lactic lactococcus và vi khuẩn quang hợp Paracoccus, trong khi gia tăng nhóm vi khuẩn Candidatus bacilloplasma and Phascolarctobacterium [D. Hou và CS 2018]. Tính xét chung theo các khu vực địa lý khác nhau thì V.parahaemolitycus chiếm ưu thế tuyệt đối, tiếp theo là V.alginolyticus trong tất cả trường hợp tôm bị nhiễm phân trắng [N. Munusamy và CS 2020]. Như vậy, nguy cơ đàn tôm bị phân trắng hay phụ thuộc nhiều vào sự bùng phát V. parahaemolitycus trong ao. Nói rộng ra, sự bùng phát V.parahaemolitycus cho thấy nguy cơ tôm bị bệnh gan hoặc đường ruột.

Các nhóm ký sinh trùng được phát hiện ở tôm bị bệnh phân trắng? Các nghiên cứu sàng lọc chỉ ra rằng hội chứng WFS thường xuất hiện kèm loại nguyên sinh động vật đơn bào protozoan Gregarine [S. Sriurairatana và CS 2014] hoặc vi bào tử trùng ký sinh trong tế bào gan EHP [KV Rajendran và CS 2016]. Nhóm giống ký sinh trùng là Verniform được nhiều nghiên cứu xác nhận không phải là một dạng ký sinh trùng, cũng không phải là cơ thể sống mà do các vi nhung tế bào biểu mô ống gan tụy bong tróc ra, tích tụ và biến đổi mà thành [S. Sriurairatana và CS 2014]. Trong giới hạn bài viết này vai trò của Gregarine không được đề cập đến và nội dung được làm rõ ở đây là điều kiện cần và đủ gây nên bệnh phân trắng.

Tôm khỏe mạnh có bị WFS không khi được cấy hệ vi sinh đường ruột của tôm bị WFS ? Câu hỏi này đã được [Huang và CS 2020] chứng minh khi cấy hệ khuẩn đường ruột của tôm bị WFS sang tôm khỏe mạnh. Kết quả là đàn tôm khỏe mạnh bị nhiễm WFS với triệu chứng tương tự. Tương tự khi cho tôm khỏe ăn mô của tôm bị phân trắng cũng cho kết quả tương tự.

Với điều kiện cần và đủ nào tôm sẽ bị phân trắng? Ở đây chúng tôi tóm lược một nghiên cứu lý thú của F.A. Caro và CS 2022 gây nhiễm bệnh WFS nhân tạo cho tôm thẻ.

Điều kiện cần: EHP và V.parahaemolitycus đều là những mầm bệnh chính gây bệnh gan tụy và đường ruột ở tôm thẻ. F.A Caro và CS, 2022 đã chứng minh rằng tôm thẻ khỏe mạnh cho nhiễm riêng rẽ mầm bệnh EHP hoặc V. parahaemolitycus đã phân lập sạch đều không dẫn đến kết quả nhiễm bệnh WFS. Điều kiện đủ: Nếu tôm thẻ bị nhiễm đồng thời cả hai EHP và V. parahaemolitycus thì dẫn đến tôm bị WFS. Phát hiện này cũng giải thích tại sao đàn tôm còi cọc dễ chuyễn sang WFS khi có đợt bùng phát Vibrio. Và khu vực có phân trắng thường tồn tại cả hai mầm bệnh EHP và WFS. Phát hiện này cũng cố nghiên cứu có kết luận tương tự của T.S. Kumar và CS, 2021.

WFS có liên hệ gì với tình trạng tảo trong ao? WFS thường được quan sát thấy với các ao nuôi có mật độ tảo độc cao như tảo lam hoặc tảo giáp. WFS cũng xuất hiện khi tôm bị sốc do thời tiết đột ngột chuyển trạng thái nắng sang mưa kết hợp độ ẩm rất cao gây thiếu oxy. Trong hoàn cảnh như vậy thường gắn với các đợt bùng phát V.parahaemolitycus dẫn đến kích thích tôm bị phân trắng nếu đàn tôm đã ủ mầm bệnh EHP.

Kết luận: Tác động cộng hợp của của EHP và V.parahaemolyticus gây nên hội chứng phân trắng ở tôm thẻ.

Đề xuất: Hiện nay việc ngăn ngừa sự lây lan của EHP trong các khu ao nuôi chưa có hiệu quả cao. Việc phòng trị EHP ở đàn tôm cũng chưa có giải pháp nào triển vọng do đó để ngăn ngừa Hội chứng phân trắng việc ngăn ngừa sự bùng phát của Vibrio đặc biệt V.parahaemolyticus, V. valginolyticus và V. vulnificus là rất thực tiễn. Các chủng Vibrio có khả năng thích nghi, sinh biofilm và kháng kháng sinh cao nên cần phối hợp nhiều dòng diệt khuẩn để mang lại hiệu quả. Nano bạc – đồng được biết đến khả năng kháng khuẩn phổ rộng và kháng được nhiều loại khuẩn kháng kháng sinh. Do vậy kết hợp các chất diệt khuẩn phổ thông sử dụng định kỳ với nano bạc-đồng để có tác dụng cộng hợp là hữu ích để kiểm soát vibrio. Để tránh suy giảm hệ lợi khuẩn đường ruột, việc duy trì bổ sung các chủng lợi khuẩn là cần thiết để ngăn ngừa sự ưu thế của các chủng vibrio.

Và dưới đây là 2 sản phẩm vô cùng hiệu quả mà Công ty chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc:

 

Sản phẩm Nano Đồng

Sản phẩm Nano Bạc

Nguyễn Thị Hà et al. (2011) phát hiện vi bào tử trùng với tỉ lệ nhiễm cao trên gan tụy của những mẫu tôm bệnh phân trắng thu ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Huế, Ninh Thuận, Bạc Liêu và Cà Mau từ năm 2009 đến 2010. Kết quả phân tích trình tự gen SSU rRNA cho thấy chúng có 98% đồng dạng với trình tự gen với loài vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei nên nhóm tác giả này kết luận vi bào tử trùng E. hepatopenaei có liên quan đến bệnh phân trắng ở tôm sú.

Vi bào tử trước đây được báo cáo gây bệnh đục thân hay bệnh tôm bông, tác nhân gây bệnh gồm 3 giống Ameson, Pleistophora và Agmasoma (Đỗ Thị Hòa và ctv., 2004). Tuy nhiên cơ quan đích của 3 giống vi bào tử này là cơ, không kí sinh trên cơ quan gan tụy như dạng vi bào tử trùng bắt gặp trong mẫu tôm sú bị bệnh phân trắng. Một nghiên cứu về hội chứng còi (MSGS) trên tôm sú nuôi ở Thái Lan cũng báo cáo về một loại vi bào tử trùng có kích thước 1,48×0,82µm là một trong những tác nhân có mặt trên tôm mắc hội chứng này.

Vi khuẩn
Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv., 2006 khi sưu tập và phân lập vi khuẩn từ mẫu thủy sản nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho biết các loài vi khuẩn Vibrio (V. navarrensis, V. hollisae, V. vulnificus, V. cholerae) là những loài được phân lập từ mẫu tôm sú bị bệnh phân trắng. Trong nghiên cứu này tỉ lệ nhiễm vi khuẩn trên mẫu gan tụy tôm sú bị bệnh phân trắng là cao (40,87%), cũng thấy sự có mặt của Vibrio.

Ngoài ra, một số vi khuẩn hình cầu cũng bắt gặp gây hoại tử, nhưng cũng có đợt thu mẫu lại phân lập được trực khuẩn ngắn, kiểu hoại tử cũng không giống nhau ở các đợt thu mẫu khác nhau và ở các vùng khác nhau. Do đó vi khuẩn có thể coi là nhóm tác nhân cơ hội, khi tôm bị bệnh cơ thể yếu sẽ xâm nhập và tấn công, gây đáp ứng miễn dịch.

Dấu hiệu của bệnh phân trắng trên tôm thường là sự xuất hiện của các sợi phân màu trắng nổi trên bề mặt ao hoặc bể nuôi. Tôm bị nhiễm có biểu hiện ruột sau có màu trắng, đi kèm theo là giảm ăn và tăng trưởng chậm. Theo Kathy F. J. Tang và ctv (2016), tôm bị nhiễm bệnh phân trắng cho FCR lên đến 2,5-3,0 so với 1,4 – 1,7 là FCR của tôm khỏe mạnh bình thường.