THỬ NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI THẢO DƯỢC KHÁNG VI KHUẨN Vibrio parahaemolyticus GÂY BỆNH TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) TRONG ĐIỀU KIỆN Invitro

Tôm thẻ chân trắng là đối tượng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng, thời gian nuôi ngắn (từ 3 đến 3,5 tháng), năng suất cao (trên 4 tấn/ha) nuôi thâm canh có thể đạt đến 20 tấn/ha (Tôn Thất Chất, 2006). Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao mà hiện nay tôm thẻ chân trắng đang được người tiêu dùng ở các thị trường lớn ưa chuộng. Mỹ là thị trường tiêu thụ tôm thẻ chân trắng lớn nhất sau đó là Châu Âu và Nhật Bản (Trần Viết Mỹ, 2009).

Tôm thẻ chân trắng lần đầu du nhập vào Việt Nam năm 2001 và được nuôi tại nhiều địa phương như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa và sau đó lan rộng ra các tỉnh ven biển như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh (Trần Viết Mỹ, 2009). Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cả nước tính đến ngày 29/12/2017 là 99.967 ha, bằng 106,1% năm 2016. Sản lượng thu hoạch tôm thẻ chân trắng là 427.364 tấn, bằng 108,6% năm 2016 (Tổng cục Thủy sản, 2018).

Tuy nhiên, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước ta phát triển chủ yếu mang tính tự phát, nguồn vốn và kỹ thuật nuôi còn hạn chế. Điều đó dẫn đến sự suy thoái môi trường nuôi cùng sự bùng phát và lây lan của dịch bệnh (Nguyễn Đức Thành, 2005). Từ năm 2010 đến năm 2012, diện tích thiệt hại do bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) gây ra là 7.068 ha (Bộ NN&PTNT, 2013). Năm 2013, dịch bệnh xuất hiện ở 199 xã thuộc 19 tỉnh, thành và năm 2014 dịch bệnh xuất hiện ở 233 xã thuộc 22 tỉnh, thành (Cục Thú y, 2014).

Quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng của miền Tây

AHPND xuất hiện trên cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng, ảnh hưởng đặc biệt đối với tôm nuôi trong giai đoạn 20 – 30 ngày sau khi thả giống và tỷ lệ tử vong lên đến 100% (Leano và Mohan, 2012). Tác nhân gây AHPND được cho là do vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây ra (Tran và ctv, 2013).

Do tác nhân gây AHPND là vi khuẩn nên việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm đã phổ biến thì nay lại càng trở nên thường xuyên và tràn lan. Sự lạm dụng thuốc kháng sinh và sự thiếu hiểu biết về kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản nói chung đã gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe động vật nuôi, môi trường sinh thái và đặc biệt là tạo ra các chủng vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh, làm giảm hiệu quả điều trị bệnh và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn có khả năng kháng thuốc cho con người, động vật và tồn dư trong thịt động vật thủy sản (Brown, 1989). Do vậy, hiện nay hướng nghiên cứu các chất có hoạt tính kháng khuẩn nguồn gốc thảo dược được tập trung nghiên cứu nhằm tạo ra các sản phẩm sử dụng trong phòng trị bệnh mà thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm (Cos và ctv, 2006; Mahesh và ctv, 2008).

Mặt khác, giá các loại thuốc sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ngày một tăng. Theo khuyến cáo kỹ thuật, chi phí cho một vụ nuôi trung bình khoảng 80 triệu đồng/ha và khi quá lạm dụng các loại hóa chất sẽ dẫn đến tình trạng nguồn nước, đất ở đáy ao ô nhiễm, tôm nuôi dễ phát sinh dịch bệnh (Cao Thành Trung và ctv, 2011). Từ khó khăn trên, mà hiện nay có rất nhiều các công trình nghiên cứu dùng các hợp chất thảo để điều trị bệnh trên đối tượng động vật thủy sản như: Đặng Thị Lụa và ctv (2015), Nguyễn Thị Hạnh và ctv (2015), đã thử nghiệm tác dụng kháng vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi nước lợ của dịch chiết hạt sim, lá sim và dịch chiết cây diệp hạ châu đắng. Khả năng kháng vibrio parahaemolyticus của cây màng tang (Litae cubela) đã được thử nghiệm trong nghiên cứu của Nguyễn Hải Vân và ctv (2015). Việc nghiên cứu dùng các hợp chất thảo để điều trị bệnh trên đối tượng động vật thủy sản không chỉ giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, tăng thêm lợi nhuận, mà còn hạn chế việc lạm dụng các loại hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là giảm khả năng kháng thuốc của vi khuẩn. Từ đó, cung cấp cho thị trường nguồn tôm nguyên liệu sạch.

Bên cạnh đó, Nhiều báo cáo đã ghi nhận hiệu quả của các loại thảo mộc như là chất khai vị và thúc đẩy tăng trưởng trong các loài thủy sản. Theo Lee và Gao (2012), các loại thảo mộc hoạt động như là một hương vị và do đó ảnh hưởng đến sự thèm ăn như tiết dịch tiêu hóa và tăng lượng thức ăn ăn vào, đồng thời giảm FCR (Venketramalingam và ctv, 2007).

Sơ lược về bệnh AHPND:

Hoại tử gan tụy cấp (AHPND – Acute Hepatopancreas Necrosis Disease) hay hội chứng tôm chết sớm (EMS – Early Mortality Syndrome) gọi tắt là “bệnh gan” bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc (2009), Việt Nam (2010), Malaysia (2010) và Thái Lan (2012) đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho nghề nuôi tôm.

BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH (ACUTE HEPATOPANCREATIC NECROSIS DISEASE-  AHPND) TRÊN TÔM

Ở nước ta, bệnh hoại tử gan tụy cấp xuất hiện tại các vùng nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu long từ năm 2010. Năm 2011, 2012 dịch bệnh tiếp tục xảy ra, tập trung tại Trà Vinh, Sóc trăng, Kiên Giang và ở một số tỉnh ven biển phía Bắc: Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Trung bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Trung bộ: Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Năm 2010 đến năm 2012, diện tích thiệt hại do bệnh hoại tử gan tụy cấp là 7.068 ha (Bộ NN&PTNT, 2013). Năm 2013, dịch bệnh xuất hiện ở 199 xã thuộc 19 tỉnh, thành và năm 2014 dịch bệnh xuất hiện ở 233 xã thuộc 22 tỉnh, thành (Cục Thú y, 2014).

Thời gian tôm bị bệnh AHPND:

AHPND xuất hiện trên cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng, ảnh hưởng đặc biệt đối với tôm nuôi trong giai đoạn 20 – 30 ngày sau khi thả giống và tỷ lệ tử vong lên đến 100% (Leano và Mohan, 2012).

Tôm nuôi có thể chết đột ngột với tỉ lệ cao trong thời gian ngắn sau khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh đặc biệt khoảng sau từ 2- 3 ngày (Lê Hồng Phước và ctv, 2012)

Nguyên nhân gây ra AHPND:

Có ít nhất 3 chủng vi khuẩn gây bệnh AHPND trên tôm nuôi nước lợ ở Việt Nam, bao gồm 02 chủng vi khuẩn thuộc loài vibrio parahaemolyticus, đó là vibrio parahaemolyticus KC12.020 và vibrio parahaemolyticus KC13.14.2 và 01 chủng vi khuẩn non – vibrio parahaemolyticus, đó là vibrio harveyi KC13.17.5 (Đặng Thị Lụa và ctv, 2016).

Các triệu chứng hoặc dấu hiệu nhận biết bệnh AHPND:

Dấu hiệu lâm sàn của tôm bị nhiễm hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính bao gồm: lờ đờ, chậm lớn, ruột rỗng (không có thức ăn), gan tụy bị teo, nhợt nhạt, chết đáy và có hiện tượng mềm vỏ (Lightner và ctv, 2012; Flegel và ctv, 2012).

Đặc điểm mô bệnh học tôm mắc phải AHPND theo định nghĩa của Lightner và ctv (2012) và hướng dẫn nhận biết dấu AHPND (Cục Thú y, 2012) là cấu trúc mô gan tụy bị biến đổi, có hiện tượng suy giảm tế bào B, F và R, các tế gan thoái hóa rơi vào lòng ống và xuất hiện các cụm vi khuẩn trong vùng bị hoại tử.

Biện pháp phòng bệnh AHPND:

Hàng ngày, kiểm tra hoạt động bơi lội của tôm (đặc biệt khi thời tiết thay đổi); quan sát hình dáng bên ngoài (màu sắc, mảng bám trên tôm, thức ăn trong ruột); nhận diện các dấu hiệu bệnh lý (nổi đầu, tấp bờ, bơi lờ đờ, dạt vào bờ, bỏ ăn, màu sắc thay đổi, mềm vỏ, đen mang) để có các biện pháp xử lý phù hợp.

Chỉ thả nuôi tôm khi môi trường nuôi đã ổn định; cơ sở nuôi phải có ao chứa, lắng, xử lý môi trường trước khi cấp nước vào ao nuôi.

Trong quá trình nuôi chỉ sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, quản lý thức ăn đúng liều lượng; bổ sung thêm Vitamin C, khoáng chất, men tiêu hóa… đặc biệt là nhóm hỗ trợ chức năng gan, tăng cường hệ miễn dịch cho tôm.

Quản lý các chỉ tiêu môi trường nuôi trong khoảng thích hợp (pH, độ kiềm, khí độc NH3, H2S…) và kiểm soát mật độ tảo tránh hiện tượng tảo tàn.

(Nguyễn Văn Phúc và ctv, 2013)

Cơ chế gây bệnh của vibrio parahaemolyticus trên tôm:

Trong cơ chế này vibrio parahaemolyticus chỉ thực sự có được độc lực khi:

– Tích hợp được với phage tương thích.

– Tạo được các colonies có lớp biofilm bao bọc và và sinh được độc tố (toxine). Và cuối cùng tôm chết là do độc tố vi khuẩn vibrio parahaemolyticus tiết ra làm rối loạn chức năng gan tụy và hoại tử mô gan tụy.

(Sở NN&PTNT Chi cục Thú Y Đồng Nai, 2015)

Đề xuất:

Tôm thẻ là đối tượng có giá trị kinh tế, nhưng quá trình nuôi gặp vấn đề bệnh đặc biệt là bệnh AHPND, việc sử dụng hóa chất, kháng sinh sẽ làm hại môi trường. Do đó, khuynh hướng chung của thế giới và của Việt Nam nói riêng là quay về với thiên nhiên, nghiên cứu tìm ra những loài thảo dược thân thiện thay thế kháng sinh. Từ đó cho thấy việc tập trung “Thử nghiệm một số loài thảo dược kháng vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong điều kiện invitro” là một hướng đi mới và đầy triển vọng.