NGHIÊN CỨU ỐC HƯƠNG, ỐC NHỒI VÀ ỨNG DỤNG SP NANO BẠC

RESEARCH ON SNAILS, STUFFED SNAILS AND SILVER NANO SP APPLICATION

  1. The study of 2 types of snails
  2. Snail Incense
    • Notion:
  • The snail (Babylonia areolata) is a species of mollusk living in tropical waters, distributed mainly in the Indian and Pacific Oceans, with depths of 5 to 20 m, living in sandy bottoms or sandy mud mixed with mollusk shells.
  • Snail meat is very delicious, it is also a source of ingredients to make delicious dishes and has a very high price in the market
    • Scale
  • In Vietnam, snails are known as high-end seafood products, the market price is not less than 300,000 VND/kg, while the export price at the lake is from 200,000 to 250,000 VND/kg.
  • The area of snail farming in Ninh Hoa district is 50-70ha, concentrated in Ninh Tho, Ninh Hai, Ninh Phu, Ninh Ich, Ninh Ha communes …
  • This item is popular in the Asian market, especially China, Taiwan, Singapore. Currently, the price of snails on the domestic market of Vietnam ranges from 000-220,000 VND/kg (depending on the time), the export price is from 10-15 USD/kg.
  • Snails are considered a precious specialty that is being exploited and cultivated by fishermen in Phu Quoc region for export
  • Currently, in Vietnam, it has produced food for snails, creating conditions for snail farming to grow. Snail farmers can use industrial feed pellets (in pellet form). This is a feed consisting of fishmeal ingredients, seashells and some vitamins available, this food makes snails grow fast and less sick., it also less pollutes the marine environment thanks to the adhesive that does not make the food disintegrate in the water.
  • Snail farming is now very popular in many coastal areas such as Ninh Thuan, Vung Tau, Can Tho (Ho Chi Minh City), Phu Quoc (Kien Giang) …
    • Farming process
  1. Cage/post:
  • The usual cage area is from 1-4m2. Cages are made of sturdy materials, enclosing nets around them to prevent snails from crawling out as well as other organisms that harm snails.
  • The farmed post must be planted at least 10cm below the bottom sand layer to prevent the snail from coming out and at least 1m above the tidal level so that the post is not hit by the waves. The cage needs to be buried about 5cm deep under the sand layer to have a sand base for snails to bury themselves. The distance between cages/posts is about 6.2m.
  • Conditions: Clean water, not affected by fresh water, bottom matter is sand or coral, little mud, salinity 25-35 parts per thousand, pH 7.5-8.5, temperature 26-30oC, dissolved oxygen (DO) from 4-6mg / l. Choose an area with a water level of at least 1.5 m.

 

  1. Keeping in an earthen pond:
  • Ponds are usually chosen near the sea, clear, clean water. Salinity is 25-35 parts per thousand and stable, the water source is not affected by fresh water due to the impact of river water in the rainy season or domestic water sources. The pond has a solid bank, with nets around it to prevent snails from crawling onto the pond bank. Pond depth from 0.8 – 1.5m, with a favorable water supply and drainage system, ensuring stable water temperature.
  • Pond preparation: Clean the pond, kill enemies such as crabs and crabs by hand, do not use chemicals because snails are more sensitive than shrimp. There must be a net blocking the drain when collecting water to prevent fish and crabs from entering the pond to eat baby snails.
  1. Feeding cement tanks:
  • The cement tank must be covered with a grid, avoiding less light so that the temperature does not exceed 32oC, the walls of the tank are glossy, the bottom has a slope towards the sewer. The bottom of the tank is lined with a fine layer of sand, too little sand will not be enough for snails to bury themselves.
  • Những ngày mưa lớn cần xả bớt nước tầng mặt; và giữ không cho độ mặn giảm xuống quá thấp, mực nước bể nuôi nên giữ tốtnhất từ 50-80cm, quá sâu sẽ gây khó khăn trong việc chăm sóc và quản lí. Lọc nước kỹ trước khi cho vào bể.
  • Đặc biệt, lắp đặt hệ thống máy sục khí để cung cấp oxi xuống đáy bể, hạn chế khu vực yếm khí làm sản sinh khí độc (NH3, H2S). Trường hợp có khí độc, tạt đều bằng Yucca digera; tác dụng phân hủy nhanh lượng khí độc, định kì 1 lít cho 6.000-8.000m3 nước.
  • Ngoài ra, vùng đất cát như Ninh Thuận, một số diện tích nuôi tôm trên ao cát lót bạt kém hiệu quả cũng chuyển sang ốc hương thương phẩm. Tuy nhiên cần cải tạo ao thật kỹ, đổ một lớp cát dày tạo nơi ở, vì chúng sống vùi, chỉ ngoi lên mặt đất khi ăn.
  1. d) Mô hình nuôi của các nhà khoa học
  • Nghề nuôi ốc hương khá phát triển tại các tỉnh ven biển miền Trung, tuy nhiên, những năm gần đây gặp khó khăn do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, các nhà khoa học Viện III đã tiến hành nuôi thử nghiệm ốc hương trong bể xi măng theo hình thức công nghiệp.
  • Mô hình nuôi ốc hương công nghiệp trong bể có hệ thống máy lọc nước tuần hoàn kép kín, tức là nước trong bể nuôi được thu gom xử lý bằng hệ thống lọc làm sạch nước, sau đó nước được bổ sung oxy nguyên chất bơm trở lại bể nuôi liên tục.
  • Ưu điểm: của mô hình là sau 3 – 5 ngày mới phải thay nước một lần (nuôi theo hình thức phổ thông hiện nay hàng ngày phải thay nước) đồng thời cho phép nuôi với mật độ siêu dày, đặc biệt không dùng hóa chất và kháng sinh hoặc có thì rất ít giúp sản phẩm chất lượng, đảm bảo ATVSTP. Ấn tượng nhất nuôi ốc hương trong bể theo hình thức công nghiệp đó là nuôi được với mật độ siêu dày, mô hình thử nghiệm tại Trung tâm giống Hải sản miền Trung (Viện III), thả con giống với mật độ lên tới 2.500 con/m2 (thông thường nuôi ngoài ao theo khuyến cáo mật độ chỉ từ 200 – 300 con/m2), dù với mật độ dày nhưng ốc hương vẫn rất nhanh lớn, tỷ lệ sống cao đạt trên 80%, ít dịch bệnh.

1.4 Thả giống

–  Chọn giống ốc hương ở những cơ sở sản xuất giống uy tín, đảm bảo chất lượng, giống đã được kiểm dịch. Nhìn bằng mắt thường kích thước ốc tương đối đồng đều, màu sắc tươi sáng, các vân có màu nâu đậm, vỏ còn nguyên vẹn, ốc không bị sưng vòi.

–  Kích cỡ trung bình là 0,05g/con, khoảng 8000-10000 con/kg. Nếu thả giống quá nhỏ sẽ rất hao hụt. Mật độ thả từ 500-1000 con/m2. Cần phải có giai đoạn tập quen để ốc giống thích nghi dần với nhiệt độ nước và cả không khí, tránh hiện tượng gây sốc nhiệt cho ốc.

1.5 Chăm sóc

– Cho ăn cá tạp, giáp xác nhỏ hay trai. Tùy vào độ tuổi mà cần sơ chế thức ăn, giai đoạn đầu cần băm nhỏ cá tạp; trai, giáp xác cần đập bỏ vỏ, rửa sạch. Ốc thường được cho ăn 2 lần/ngày ở giai đoạn nhỏ và thường một lần khi ốc lớn vào buổi chiều tối.

– Theo dõi thường xuyên lượng ăn để có những điều chỉnh phùhợp, tránh dư thừa nhiều gây ô nhiễm. Lượng ănphụ thuộc tùy theo kích cỡ và thời gian nuôi (thường bằng 5-10% trọng lượng thân), cho ăn phải trải đều khắp bể. Trong quá trình nuôi cũng cần bổ sung vitamin; và các khoáng tự nhiên thiết yếu Kemix cho ốc phát triển mạnh; và phòng ngừa các bệnh do thiếu vi lượng. Bổ sung 3-5g/1kg thức ăn.

– Nuôi lồng/đăng cần thường xuyên kiểm tra lồng/ đăng để xử lí kịp thời; khi có vấn đề như rách lưới, bám bẩn quá nhiều ảnh hưởng đến ốc nuôi. Đối với nuôi ao, cần thường xuyên thay nước tạo môi trường sạch; cho ốc phát triển đồng thờihạn chế được một số dịch bệnh

– Mỗi buổi sáng cần vớt toàn bộ thức ăn thừa; ra khỏi bể xi măng trước khi thay nước. Thay nước từ 50 – 70% nước trong bể nuôi mỗi ngày, định kỳ rửa đáy khi thấy đáy ao có mùi hôi; và ốc kém ăn. Trường hợp đáy bể quá dơ, thì cần chuyển sang bể nuôi mới.

  • Thu hoạch

 

  • Cũng tùy theo điều kiện và môi trường nuôi; mà thời gian thu hoạch có thể khác nhau. Trung bình từ 4-6 tháng. Cỡ thu hoạch thương phẩm từ 90-150 con/kg. Tỷ lệ sống và kích cỡ bình quân lần lượt là 73,9%; và 8,7g/con (115 con/kg).

 

  • Các loại bệnh phổ biến

+ Bệnh do kí sinh trùng

  1. Trùng loa kèn
  • Thường gặp nhất ở giai đoạn trứng và ấu trùng. Có hai loài phổ biến là Vorticella và Zoothamnium, chúng thường liên kết thành tập đoàn sống bám trên vỏ ốc, tiêm mao và chân ấu trùng ốc.
  • Mức độ gây hại sẽ tỉ lệ thuận với số lượng trùng bám và liên quan đến độ bẩn của nước. Mặc dù không lấy chất dinh dưỡng nhưng ở mật độ thấp, trùng loa kèn gây khó khăn cho hoạt động của ấu trùng, còn ở mức độ nhiễm cao chúng có thể gây chết rải rác hay hàng loạt trong các trại sản xuất giống.
  1. Trùng lông
  • Theo hầu hết các mẫu phân tích xác định loại trùng lông này có tên là Ciliophora. Là loài có hình dạng giống như cầu gai, tuy nhiên kích thước rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng đặc trưng bởi lông tơ với số lượng rất nhiều, dạng lượn sóng.
  • Với cường độ nhiễm cao và gây chết hàng loạt ở cả trại giống cũng như giai đoạn nuôi thương phẩm. Chúng là tác nhân ban đầu, bám và tấn công vào vòi lấy thức ăn (cơ quan tiêu hóa ) và ống xi phông (cơ quan hô hấp) của ốc, làm sưng tấy, xuất hiện nhiều chấm đỏ bên trong. Từ đó vi khuẩn, nấm nhân cơ hội tấn công vào các vị trí tổn thương trên. Do vậy, ốc không lấy thức ăn được, không thở được và chết. Ngoài ra khi bệnh, ốc sẽ hoạt động bất thường như ít vùi đáy, phơi mình trên nền cát, chân bụng phồng và có bọng nước.
  • Vi bào tử trùng
  • Vi bào tử trùng ngành Microsporia
  • Chúng gọi là Glugeo thuộc ngành Microsporia với kích thước nhỏ, không có tiêm mao nhưng chuyển động rất nhanh, kí sinh bên trong ấu trùng với cường độ cảm nhiễm cao. Cản trợ các hoạt động bình thường của ốc tại vị trí kí sinh, lâu ngày gây chết hàng loạt.

+ Bệnh do vi khuẩn, nấm

  • Nhiều vùng nuôi, hiện tượng chết hàng loạt cũng được phát hiện là do vi khuẩn và nấm. Vi khuẩn Vibrio và nấm là các tác nhân cơ hội, khi ốc có tổn thương do tác nhân khác hay môi trường sẽ tạo cửa ngõ để chúng tấn công làm ốc bị nặng thêm dẫn đến chết. Nấm Fusarium thường được tìm thấy cùng với vi khuẩn V.alginolyticus nhiều ở các mẫu ốc bị bệnh.

+ Bệnh do giun, copepoda

  • Thường xuất hiện ở giai đoạn ấu trùng khi sử dụng tảo tươi làm thức ăn. Giun có 3 dạng: giun đốt, giun tròn và giun đầu móc hình phẩy, chúng bám trên vỏ ốc, chuyển động rất nhanh, chọc khuấy các bộ phận cơ quan ốc làm cho ốc yếu dần và chết, rất nguy hiểm.
  • Copepoda xuất hiện trong các bể ương ấu trùng sử dụng nhiều thức ăn công nghiệp. Chúng dùng chủy tấn công vào các bộ phận của ốc gây tổn thương, bên cạnh đó còn cạnh tranh thức ăn, môi trường sống với ốc.
  • Chúng làm giảm tỉ lệ sống và sinh trưởng của ốc, có thể gây chết hàng loạt nếu mật độ cao.
    • Giải pháp phòng trị
  • Trước hết là làm sạch môi trường nuôi, sử dụng men vi sinh Sivibac định kì để phân hủy chất thải, cải thiện môi trường nước.
  • Nước phải được lọc kĩ loại bỏ các sinh vật khác trước khi cho vào ao hay bể. Trong quá trình nuôi cần thay nước thường xuyên để tránh việc tích tụ chất thải làm ảnh hưởng đến ốc.
  • Con giống phải được mua ở những cơ sở uy tín, được kiểm dịch đầy đủ của cơ quan thú y. Thả giống đúng kích cỡ, đồng đều. Nên mua giống ở những cơ sở gần vì vận chuyển từ xa sẽ không đảm bảo sức khỏe, dễ bị nhiễm khuẩn và chết, làm lây lan mầm bệnh.
  • Thức ăn sử dụng phải đảm bảo độ tươi, được vệ sinh sạch sẽ, không có hóa chất bảo quản. Trường hợp thức ăn công nghiệp phải có nguồn gốc rõ ràng, không bị vón cục, không mang mầm bệnh đối với ốc. Ngoài ra, cần thường xuyên bổ sung Kemix vào thức ăn để cung cấp vitamin và khoáng chất giúp ốc sinh trưởng nhanh, tăng sức đề kháng.
  • Đối với nuôi lồng/đăng cần thường xuyên kiểm tra đáy lồng, xử lí kịp thời khi lưới rách, vệ sinh nền đáy định kỳ. Nếu nền đáy quá bẩn, độ độc của NH3 sẽ tăng cao, Yucca digera với liều dùng định kì 1 lít cho 6000-8000 m3 nước giúp phân hủy nhanh khí độc.
  • Thường xuyên theo dõi các yếu tố thủy lý hóa như pH, độ mặn, ôxy hòa tan để có biện pháp xử lý phù hợp khi có bất thường xảy ra. Zeoramin giúp tăng khả năng hòa tan của oxi vào nước, hấp thu khí độc, ổn định môi trường, định kì 2-3 ngày dùng 1kg Zeoramin cho 1000-2000 m3 nước
  1. Ốc Nhồi
    • Khái niệm:

Là loài ốc sống ở nước ngọt, tròn và to. Vỏ bóng sống ở ao, ruộng

  • Quy mô:
  • Trên thế giới, ốc nhồi phân bố ở Trung Quốc, Indonesia, Lào, Việt Nam, Campuchia.
  • Ở Việt Nam, ốc nhồi có ở vùng đồng bằng và trung du. Là loài ốc nước ngọt, ốc nhồi sống ở ao hồ, ruộng chiêm trũng, ăn thực vật thối rữa và thường nổi lên mặt nước để thở.
    • Quy trình nuôi:
  1. Chuẩn bị ao nuôi:
  • Vị trí ao nuôi nên chọn những nơi có khả năng cấp và thoát nước thuận lợi. Diện tích ao nuôi không nên quá lớn vì khó chăm sóc, tốt nhất nên < 5.000 m2. Độ sâu mức nước trong ao 0,5 – 1,0 m. Bờ ao thiết kế cao hơn mức nước tối thiểu là 0,5 m. Đáy ao bằng phẳng, dốc về phía cống tiêu nước. Hàm lượng ôxy hòa tan > 1 mg/l, pH: 6,5 – 8.
  • Trước khi nuôi cần tẩy dọn sạch bằng cách tháo cạn, cào sạch bùn, cày, bừa, phơi đáy… Tạo độ dốc về phía cống, tu sửa cống. Làm hàng rào lưới ngăn ốc trong khu vực nuôi, để tránh ốc bò ra ngoài và sinh vật khác xâm hại. Sau đó tiến hành diệt tạp và ngăn ngừa sinh vật khác vào ao hại ốc.
  • Lấy nước vào ao nuôi qua lưới lọc để chắn rác và sinh vật khác vào hại ốc. Thả bèo lục bình làm vật bám cho ốc, diện tích thả bèo chiếm 1/4 diện tích ao nuôi. Làm khung ngăn bèo không để bèo phát triển lan ra quá diện tích cần thả bèo.
  • Để tạo mùn bã hữu cơ làm nguồn thức ăn tự nhiên trong ao cho ốc, trước khi thả ốc nên bón rơm, rạ băm nhỏ khắp đáy ao với lượng 10 -15 kg/100m2 và phân chuồng đã được ủ hoai với vôi bột, lượng 7 – 10 kg/100 m2. Bón trước khi thả ốc 7 – 10 ngày (khi thấy nước ao sủi bọt thì thả ốc giống).
  1. Chọn và thả giống:
  • Chọn ốc giống đảm bảo chuẩn chất lượng, khoẻ mạnh, không bị sứt vỏ, dập vỏ, mòn vỏ và đỉnh vỏ, màu sắc tươi sáng, không có rong rêu bám. Kích cỡ ốc giống từ 0,4 – 0,5 g/con trở lên.
  • Giống được vận chuyển bằng phương pháp giữ ẩm, không cần bơm ôxy nhưng không được đóng kín mà phải có độ thông khí với môi trường bên ngoài. Vận chuyển ốc bằng thùng xốp, có đục những lỗ thủng trên nắp thùng. Dải một lớp ốc sau đó đến một lớp rễ bèo rồi mới đến lớp ốc khác để ngăn cách giữa các lớp ốc.
  • Trước khi thả ra ao, đổ ốc giống ra chậu sau đó cho nước từ từ vào chậu để ốc thích nghi dần với môi trường mới, khoảng 20 – 30 phút sau đó thả ốc xuống ao. Mật độ giống thả nuôi trong ao là 70 con/m2.
  • Mùa vụ thả ốc giống: Từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm và nên thu hoạch trước mùa lạnh.
  1. Chăm sóc, quản lý:
  • Thức ăn cho ốc nhồi là các loại rau xanh, bèo, ngũ cốc. Ốc nhồi có tập tính vừa sống nổi vừa sống đáy, di chuyển chậm và thường phân bố không đều trong ao nuôi. Vì vậy cần cho ăn ở nơi ốc tập trung để ốc có thể bắt mồi một cách nhanh nhất, tránh tình trạng để dư hoặc thiếu thức ăn một cách cục bộ (sáng sớm ốc nhồi thường nổi lên mặt nước, bám vào lá sắn, lá dọc mùng, bèo để ăn vì vậy quan sát vào lúc sáng sớm sẽ biết được ốc tập trung ở khu vực nào nhiều hơn).
  • Thức ăn xanh để nguyên cả cây, lá, không băm nhỏ vì ốc có tập tính bám, nó thường bám dưới mặt lá để ăn. Mỗi ngày chỉ cho ăn thức ăn tinh 1 lần. Lượng thức ăn được điều chỉnh theo khả năng ăn của ốc, khoảng 0,5 – 1% khối lượng ốc trong ao. Trước khi có thức ăn tinh cần kiểm tra sàng ăn, nếu thấy còn thức ăn tinh thì không cho ăn thức ăn tinh lần sau.
  • Đối với ốc nuôi ở trong ao thì việc kiểm tra thức ăn xanh thừa hay thiếu dễ dàng nhưng kiểm tra lượng thức ăn tinh thì khó hơn phải đặt sàn ăn bằng phên tre đan dày. Trước khi cho ốc ăn lần sau phải kiểm tra thức ăn lần trước trong sàn ăn, nếu thấy còn thì ngừng cho ăn. Nếu ao nhiều mùn bã hữu cơ có thể không cần cho ăn thức ăn tinh mà chỉ cần cho ốc ăn thức ăn xanh.
  • Sau khi thả ốc giống đến khi 2 tháng tuổi không cần thay nước. Sang tháng nuôi thứ 3, định kỳ 2 tuần thay nước 1 lần, mỗi lần thay 3/4 lượng nước trong ao.
  1. Thu hoạch
  • Ốc nhồi sau khi nuôi từ 3 – 4 tháng đạt trọng lượng thương phẩm 25 – 30 con/kg thì có thể tiến hành thu hoạch. Nên thu hoạch ốc trước mùa đông. Có thể thu tỉa bằng cách dùng thuyền đi quanh bờ ao để bắt những con to (buổi sáng ốc thường nổi lên bám vào lá dọc mùng, lá sắn, dễ bèo để ăn nên việc thu hoạch rất dễ).
  • Sau khi thu tỉa ốc to, ta có thể thả bù ốc nhỏ. Nếu thu hoạch toàn bộ thì sau khi dùng thuyền để thu, số ốc còn lại trong ao có thể tháo cạn nước ao.
    • Các loại bệnh phổ biến:
  1. Ký sinh trùng ngoại sinh:

– Dấu hiệu bệnh: Hiện tượng vỏ ốc bị ăn mòn thành các rãnh chỉ nhỏ, ăn đục từ bên ngoài vào bên trong thân ốc. Hoặc quá trình ăn món ngay trên miệng ốc gây mỏng nắp miệng.

– Nguyên nhân: Do môi trường nước bị ô nhiễm do có ký sinh trùng ngoại sinh, đồng thời nếu ít thay nước, nước lâu ngày ô nhiễm, bùn bẩn nhiều, mật độ nuôi quá dày dẫn đến môi trường sống bị thu hẹp, ốc ít di chuyển. Trứng, ấu trùng hoặc bào nang của ký sinh theo nguồn nước hoặc thức ăn xâm nhập, bám vào Ốc. Chúng gây hại ở hầu hết các giai đoạn của ốc.

  1. b) Ký sinh trùng nội sinh:

– Các loại kỹ sinh trùng như: giun tròn, sán lá ký sinh, trùng lông, đỉa,.. Biểu hiện: Không có dấu hiệu nhiều trên vỏ; ốc sẽ chậm lớn, hoạt động chậm chạp, chết rải rác, thịt mềm nhão. Nếu là sán, đỉa có thể quan sát bằng mắt thường/loại ký sinh trùng nhỏ phải quan sát bằng kính hiển vi.

– Nguyên nhân: Chủ yếu ký sinh trùng nội sinh xâm nhập trực tiếp từ môi trường nước và thức ăn vô bên trong cơ thể ốc và phát triển theo chu kỳ sống. Đặc biệt khi môi trường nước bị ô nhiễm, thức ăn cho xuống ao bị nhiễm mầm bệnh, sức đề kháng yếu dẫn đến ốc chết phân hủy phát tán mầm bệnh ra môi trường nuôi xung quanh.

  1. c) Bệnh sưng vòi

Đây là loại bệnh nguy hiểm và dễ lây lan ở ốc nhồi, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ốc bị chết hàng loạt.

  1. Biểu hiện: Đầu tiên là ốc nhồi di chuyển ít hơn bình thường, khả năng tiêu thu thức ăn giảm đi nhanh chóng -> Tiếp theo là ốc nổi lên mặt nước, giai đoạn này có thể nhận thấy vòi ốc bắt đầu sưng lên và bị thâm (dễ quan sát nhất là lúc chiều tối và sáng sớm)-> Tiếp đến là ốc khép miệng lại nổi lên mặt nước và có dấu hiệu mất thăng bằng, nằm nghiêng trên mặt nước, mài của ốc có dấu hiệu không bám sát miệng của ốc nữa.(Chúng ta cung cần lưu ý ốc nổi lên mặt nước và nằm nghiêng cũng có thể xuất hiện vào mùa đông khi nhiệt độ giảm đột ngột, trời giá rét, ốc không kịp tìm nơi trú ẩn, tuy nhiên lúc này ốc không có mùi hôi nhiều như khi bị bệnh sưng vòi).
  • Vòi của ốc chính là bộ phận định vị hướng, xác định các yếu tố môi trường và hút thức ăn; khi sưng lên, lở loét, làm ốc không thể hút thức ăn, 5-7 ngày ốc kiệt sức, ít vùi đáy ao mà lờ đờ trên mặt nước, không lấy được thăng bằng; vòi nhả ra nhiều đám nhớt màu trắng, sau đó dẫn đến chết hàng loạt nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
  • Nguyên nhân: Chủ yếu do môi trường nước bị ô nhiễm do thức ăn thừa, nhiễm mầm bệnh từ bên ngoài vô ao. Đặc biệt là bẩn ở đáy ao tạo môi trường cho các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm phát triển nhanh. Mà vòi ốc là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với môi trường nên sẽ dễ bị xâm nhiễm bệnh, gây sưng tấy. Có thể có nhiều mầm bệnh gây sưng vòi ở ốc, nhưng bị nặng nhất thường là do vi khuẩn gây bệnh. Khi ốc bị sưng vòi, cơ thể yếu sẽ là cơ hội cho các mầm bệnh khác xâm nhập. Do đó cần theo dõi phát hiện sớm để kịp thời phòng và điều trị bệnh.
  1. Một số bệnh khác do tảo, rêu, hóa chất độc hại
  • Rêu, nấm hoặc tảo (tảo lam, tảo đỏ) có khả năng tiết ra độc tố gây tổn hại đến các chức năng của Ốc.
  • Nguồn bệnh đa phần đến từ nguồn nước không được xử lý kỹ ngoài ra nguồn bệnh còn đến từ các động vật mang mầm bệnh như chim, chuột,….hoặc các dụng cụ thu bắt ốc bị nhiễm khuẩn, xác động vật chết, thức ăn dư thừa,….
  • Các dấu hiệu bệnh: Nước có màu xanh lam (mật độ tảo lam cao); Ốc bò chậm chạp, leo lên bờ hoặc lên thành bạt ( Ốc khỏe mạnh thường bơi dưới đáy ao, chân linh hoạt); Ốc nghiêng mình, bỏ ăn hoặc ăn ít; Ốc chết rải rác hoặc hàng loạt. Ốc bị ăn mòn vỏ.
  1. Ứng dụng Nano bạc

Công nghệ nano không còn là một lĩnh vực thích hợp cho các nhà nghiên cứu nữa, mà là một lĩnh vực kinh tế quan trọng đang phát triển rất nhanh và có tác động lớn, các sản phẩm có kích thước nano mới với các chức năng mới và độc đáo. Các sản phẩm có cấu trúc nano được chế tạo mới, được cải tiến bằng các hạt nano (NPs), là yếu tố then chốt cho sự thành công của ngành công nghệ nano. Với kích thước từ 1 đến 100 nm trên ít nhất một chiều, Nano bạc (SNPs) thể hiện các đặc tính hóa lý độc đáo khác với vật liệu dạng khối của chúng, chẳng hạn như tỷ lệ diện tích bề mặt trên thể tích lớn hơn, dẫn đến phản ứng lớn hơn. Do những đặc tính đáng chú ý của chúng, NPs đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau như năng lượng và điện tử, xử lý nước thải, sản phẩm chăm sóc cá nhân, y học và nông nghiệp.

  1. Ứng dụng của nano bạc trong sản xuất thức ăn thủy sản ( Tôm, ốc,…)

Một trong những ứng dụng công nghệ nano quan trọng nhất trong nuôi trồng thủy sản là sản xuất thức ăn trong đó việc sử dụng nano được chứng minh là có hiệu quả đối với:

  1. Phân phối vi chất dinh dưỡng (ví dụ: NP chitosan),
  2. Lượng thức ăn được sản xuất trên một đơn vị thời gian (ví dụ: đơn -Ống nano cacbon có vách (SWCNTs), fulleren (C 60 ) và nTiO 2 )
  3. Thúc đẩy tăng trưởng (ví dụ, nanoFe, nanoSe, nanoTiO 2 và nanoZnO), tiêu diệt độc tố nấm mốc (ví dụ nano bạc)
  4. Kiếm soát dịch bệnh ở các loài nuôi trồng thủy sản

Ngành nuôi trồng thủy sản đã phải đối mặt với nhiều vấn đề với mầm bệnh (vi khuẩn, nấm và vi rút) thường được kiểm soát bằng thuốc khử trùng hóa học và thuốc kháng sinh. Các chất khử trùng truyền thống (ví dụ: hydrogen peroxide và malachite green), kháng sinh (ví dụ, sulfonamide và tetracycline), và các chất tẩy giun sán (ví dụ, thuốc diệt côn trùng pyrethroid và avermectins) thường được sử dụng với số lượng lớn, nhưng có một số hạn chế như chi phí thuốc cao, tác động tiêu cực đến các sinh vật không phải mục tiêu, và tăng khả năng đề kháng của mầm bệnh.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng nano bạc (SNPs) như một chất kháng khuẩn tiềm năng, nhấn mạnh vào vi khuẩn kháng kháng sinh trong thủy sản, vắc xin dựa trên hạt nano và phát triển các công cụ cụ thể và nhạy cảm để chẩn đoán các bệnh do vi khuẩn, nấm và virus trong nuôi trồng thủy sản.

  1. Giảm thiểu sự thất thoát chất dinh dưỡng từ thức ăn

– Trong quá trình cho thức ăn trực tiếp vào nước, các chất dinh dưỡng có thể chuyển từ thức ăn viên sang nước. Dung dịch nano có thể được sử dụng như một chất bao bọc các chất dinh dưỡng có thể dễ dàng phân hủy khi tiếp xúc với nước. Một nghiên cứu của  Klinkesorn và Mcclements ( 2009 )trong ống nghiệm và chứng minh rằng sự bao bọc của các giọt dầu cá ngừ, với chitosan NPs, làm tăng độ ổn định vật lý và sau đó làm giảm các axit béo giải phóng từ nhũ tương.

  1. Công nghê nano trong xử lý nước thải, chất thải nuôi trồng thủy sản

– Ô nhiễm môi trường nước là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sản xuất nuôi trồng thủy sản. Gần đây, việc ứng dụng các sản phẩm dạng nano dựa trên aerogel, polyme và vật liệu tổng hợp, các organoclays kỵ nước và các hạt nano được thiết kế từ tính để xử lý và lọc nước đã được nghiên cứu.

– Các nano Au, nano Ag CNTs, nano Fe, lantan (La) và nano TiO 2 được sử dụng để loại bỏ thuốc trừ sâu, amoniac, kim loại nặng và phốt phát khỏi nước và nước thải. Các chấm lượng tử (quantum dots) do các đặc tính quang học độc đáo của chúng (Vázquez-González và Carrillo-Carrion2014 ) đã được đề xuất để phát hiện kim loại nặng trong môi trường nuôi trồng thủy sản.

  1. Sử dụng nano bạc trong bao bì giúp thời gian bảo quản thủy sản lâu hơn

– Hạt nhựa được trộn chung với nano bạc có thể tạo ra hạt nhựa kháng khuẩn. Bao bì được sản xuất từ hạt nhựa kháng khuẩn có thể giúp làm tăng thời gian bảo quản thủy sản, nhờ vào cơ chế các hạt nano bạc thoát ra từ các lỗ xốp trên bao bì.

SẢN PHẨM NANO BẠC CỦA CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ SINH HỌC C&C