CÁC BỆNH ĐỎ THÂN (HỒNG THÂN) Ở TÔM THẺ (PHẦN 1) – DO VI KHUẨN AEROMONAS SCHUBERTII
Tóm tắt: Kết quả cho thấy Aromonas schubertii gây bệnh cho tôm với các dấu hiệu bệnh lí như sau: tôm có dấu hiệu toàn thân màu đỏ và tổn thương mô bệnh học đáng chú ý là các ống gan tụy bị xẹp và thấy xuất hiện vi khuẩn A. schubertii trong mô gan tụy của tôm .
Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Aeromonas schubertii có khả năng gây chết tôm thẻ chân trắng.
Vi khuẩn A.schubertii từ lâu được biết đến là vi khuẩn gây bệnh đốm trắng nội tạng. Đến năm 2012, A.schubertii tiếp tục xuất hiện trên cá lóc (Channa maculate) bị bệnh ở Trung Sơn, miền Nam, Trung Quốc gây tỉ lệ chết cao so với những năm trước (Chen et al., 2102).
Ở Việt Nam bệnh này xuất hiện ở các hộ dân nuôi cá lóc ở tỉnh Trà Vinh năm 2017 và chưa nhận thấy xuất hiện trên tôm nuôi. Đối với cá bị nhiễm bệnh sẽ có một số biểu hiện bên ngoài như mất sắc tố trên da tạo thành vệt trắng trên thân cá, bụng trương to, xuất huyết ở vùng da dưới bụng và xung huyết hậu môn.
Các cơ quan như gan, thận và tỳ tạng có dấu hiệu sưng to, mềm nhũng và có sự xuất hiện các đốm trắng có đường kính 0,1–0,2 mm trên gan, thận, tỳ tạng.
Nghiên cứu khả năng gây chết của vi khuẩn Aeromonas schubertii đến tôm thẻ chân trắng từ thực hiện từ bộ sưu tập vi khuẩn (n = 31) có nguồn gốc từ 5 trang trại được báo cáo bị ảnh hưởng bởi hội chứng tôm chết sớm (EMS) ở Đông Nam Á vào năm 2016 cho thấy 9/31 mẫu phân lập từ hai trang trại có kết quả dương tính với V. parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND). Phân tích 22 mẫu phân lập còn lại cho thấy 21 mẫu phân lập thuộc các loài Vibrio bao gồm V. vulnificus , V. cholerae , V. owensii và V. alginolyticus.
Một mẫu phân lập từ trang trại AHPND đã được xác định sơ bộ là Aeromonas schubertii dựa trên nhận dạng 99,43% nucleotide của 16S rRNA. Các bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra đã được nghiên cứu kỹ trên tôm trong khi khả năng gây bệnh của các loài không thuộc Vibrio bị bỏ qua vì nghiên cứu A.schubertii hiện diện trong các trang trại nuôi tôm là rất hiếm.
Thử nghiệm được thực hiện bằng cách ngâm tôm với vi khuẩn A.schubertii với các nồng độ (2 × 104, 2 × 105, 2 × 106 CFU/mL) và theo dõi tỉ lệ chết.
Phương pháp ISH kỹ thuật lai tại chỗ sử dụng đầu dò đặc hiệu đã xác nhận khu trú của vi khuẩn A.schubertii trong gan tụy của tôm bị nhiễm bệnh. Tỉ lệ chết tích lũy phụ thuộc vào liều lượng lên tới 45–70%.
Nguồn: sinhhoctomvang.vn