TÌM HIỂU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ BỆNH CÒI CỌC Ở TÔM DO TRÙNG VI BÀO TỬ (EHP)

TÌM HIỂU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ BỆNH CÒI CỌC Ở TÔM DO TRÙNG VI BÀO TỬ (EHP)

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei – EHP) là loại ký sinh trùng đơn bào, kích thước rất nhỏ, dạng vi bào tử, ký sinh trong tế bào gan tụy của tôm gây bệnh tôm chậm lớn và còi cọc. EHP cũng được coi có liên quan mật thiết tới bệnh phân trắng (WFS – White feces syndrome) ở tôm nuôi. Bài báo này tóm tắt một số kết quả đáng chú ý, có nội dung rời rạc nhưng có mối liên hệ chung là về EHP và một vài đề xuất cá nhân của người biên soạn. Đối tượng người đọc là người nuôi tôm và những người liên quan khác trong ngành thủy sản

.

  1. EHP được phát hiện khá lâu ở Malaysia từ năm 1989 [Anderson, I. G. 1989] nhưng chỉ bắt đầu bùng phát mạnh khoảng trên một thập kỷ gần đây.
  2. EHP có thể lây truyền dọc từ tôm bố mẹ [V.K. Hùng 2018] và EHP cũng có thể lây truyền ngang từ 15 loài sinh vật đã được xác minh, bao gồm tôm (5 loài), động vật phù du (04 loài), cua, tép trứng, ruốc, ốc đinh, hàu và giun nhiều tơ (1 loài) [Otta S. K. 2016; Giridharan, M. 2017].
  3. EHP có thể tồn tại trôi nổi ngoài môi trường nước, bùn đáy cả khi không có vật chủ từ 6 tháng đến 1 năm [Giridharan, M. 2017]
  4. Bệnh EHP gây tỷ lệ chết thấp nhưng gây thiệt hại cao hơn bệnh Hoại tử gan cấp tính AHPND. Mức độ thiệt hại của bệnh EHP được xếp cùng với bệnh đốm trắng – hồng thân WSSV bệnh hoại tử gan cấp tính AHPND [Raveendra, M., 2018].
  5. Mức độ nhiễm EHP trong tôm nuôi thương phẩm hiện nay rất cao. Tính riêng trung bình 41% ở 3 tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau và Bạc Liêu [L. H. Phước, 2019]
  6. EHP được chứng minh có thể lây nhiễm qua nguồn nước cấp và trong ao [Thitamadee S., 2017]
  7. 3 loài ngoài loài giáp xác được xác định trung tâm truyền bệnh là giun nhiều tơ, hàu và ốc đinh [Mark S., 2019; Otta S. K., 2016; Thitamadee S., 2016]. Trong đó giun nhiều tơ cũng là loài mang đốm trắng [T.T.M.Hạnh , 2016].
  8. EHP lây nhiễm trong giai đoạn giống chỉ khoảng 10%, 60% lây nhiễm trong giai đoạn nuôi thương phẩm [Prathisha R., 2019].
  9. Tỷ lệ lây nhiễm cao nhất ở giai đoạn 31-50 ngày tuổi [Prathisha R., 2019].
  10. EHP lây nhiễm ở mùa hè cao nhất tới 35% nhưng ở mùa đông cao nhất chỉ 15% [Prathisha R., 2019].
  11. EHP lây nhiễm ở mùa mưa cao gấp 2 lần mùa khô [L.H.Phước,2019].
  12. EHP không phải là nguyên nhân gây phân trắng ở tôm nhưng có liên quan trực tiếp [Tangprasittipap A. 2013]. (được coi như mầm bệnh chỉ thị)
  13. Ao tôm bị phân trắng được nghiên cứu, phân tích và xác nhận cho kết quả là tỷ lệ nhiễm EHP lên tới 96,4% [ N.T. Hà và CS 2010; Rajendran và CS 2016].
  14. Tôm chỉ nhiễm EHP hoặc Vibrio parahaemolitycus đã được phân lập và làm sạch thì không bị phân trắng, nhưng cho nhiễm đồng thời cả hai mầm bệnh trên thì xuất hiện phân trắng [F.A Caro và CS, 2022]
  15. Có nghiên cứu cho rằng EHP có thể tồn tại sau khi đã xử lý Chlorine ở 100 ppm, đồng thời cũng có khuyến cáo cho rằng nên sử dụng vôi nóng (CaO) xử lý ao để có thể đạt độ pH đáy ao trong quá trình cải tạo cao hơn 11-12 để làm chết mầm bệnh EHP [T. H. Lộc]
  16. Tôm có thể bị nhiễm EHP ở cả độ mặn 2‰, 15‰ và 30‰, nhưng mức độ nhiễm EHP ở độ mặn 30‰ trầm trọng hơn [L. F. Aranguren Caro, 2021]
  17. EHP từng được coi là một loại động vật nguyên sinh đơn bào, nhân thực có khả năng hình thành bào tử [Adl et al., 2012]
  18. Hiện nay căn cứ theo giải mã và phân loại gen, EHP được xem là một loại vi bào tử có nguồn gốc từ một loài giống nấm men [Newman, 2015]. Các loài vi bào tử trùng có hình oval, không có roi di chuyển, kích thước nhỏ từ 1-40 µm và bắt buộc ký sinh nội bào. Hiện nay có khoảng hơn 100 loài vi bào tử khác nhau gây bệnh cho nhiều đối tượng từ người tới các loại động vật khác nhau [Corradi, 2015].

Kết luận: EHP khó phòng trị vì có thể lây cả theo chiều ngang lẫn chiều dọc. EHP là dạng bào tử chống chịu được các tiệt trùng thông thường kể cả khi xử lý chlorine tới 100ppm. EHP ký sinh bên trong tế bào gan nên miễn nhiễm được nhiều loại kháng sinh. EHP làm tôm còi cọc và khi ghép bệnh với một yếu tố khác, đã được chứng minh là Vibrio parahaemolitycus thì gây nên phân trắng. Thiệt hại về tôm bị EHP chủ yếu do không đạt sản lượng, kéo dài thời gian nuôi và tăng cao mức cám tiêu thụ FCR.

Đề xuất: Trong khu vực đã nhiễm EHP thì nên sử dụng vôi tạt ao và phơi ao, nên tạt tới 6 tạ/1000m2 mặt ao và đẩy pH lên 11-12 đồng thời không nên dùng chlorin liều cao. Khu vực nhiễm nặng EHP nên dừng nuôi 6 tháng đến 1 năm hoặc ít hơn nếu vệ sinh hiệu quả. Nếu thả tôm vào mùa khô ở miền Nam hoặc mùa đông ở miền Bắc có thể giảm nguy cơ nhiễm EHP. Tăng sử dụng Đồng hữu cơ BIO-CUTEA để loại bỏ giáp xác, thân mềm đặc biệt giun nhiều tơ để ngăn chặn các ký chủ chứa EHP và vi rus đốm trắng. Vì EHP có thể được xem là một loại động vật nguyên sinh hoặc một loại bào tử có nguồn gốc từ một chủng nấm men chưa được xác định nên EHP có thể nhạy cảm với các hợp chất gốc Đồng. EHP không có roi di chuyển nên di chuyển bị động theo dòng nước. Một hệ thống ao có các ao lắng lọc nhiều cấp kết hợp bể lọc để loại bỏ các chất lơ lửng là rất hữu dụng. Sử dụng các hợp chất Đồng đặc biệt Copper triethanolamine để xử lý nhóm Động vật nguyên sinh hoặc nấm men có thể làm giảm các nguy cơ nhiễm EHP ở ao xử lý cuối cùng và trong ao nuôi.

 

Hợp chất đồng gốc vô cơ như Đồng sulfate, Đồng chlorua và một số sản phẩm Đồng hữu cơ của acid hữu cơ bị kết tủa và suy giảm hoạt tính ở môi trường nước kiềm cao và pH >7 còn các hợp chất Đồng copper triethanolamine ổn định ở pH từ 7-12 nên hoạt tính mạnh ở trong khoảng pH của ao nuôi tôm. Chúng tôi cho rằng cần có những nghiên cứu đánh giá khả năng của các nhóm nano Đồng/Bạc có hàm lượng cực thấp để kiểm soát mật độ EHP trong gan và đường ruột của tôm.

Vũ Cường – C&C

SĐT tư vấn: 0855.511.477 or 0392.045.736

SĐT chuyên gia: 0969.500.024